Luộc Linh Kiện Điện Thoại Của Các Cửa Hàng
Mặc dù trong thời gian gần đây việc kinh doanh của các cửa hàng điện thoại rất ẩm nhưng thu nhập vẫn duy trì bình thường nhờ công nghệ ăn trrộm linh kiện điện thoại của các cửa hàng
Mặc dù vừa phải cạnh tranh kinh doanh, vừa phải trả tiền thuê cửa hàng trong điều kiện buôn bán ngày càng khó khăn vì vắng khách, song đa số các chủ cửa hàng này đều thừa nhận “vẫn lãi…”.
Nhưng các trung tâm bảo hành luôn trong tình trạng quá tải do các trung tâm thì số lượng có hạn nên việc khách hàng tìm đến các cửa hàng để có thể nhanh chóng phục hồi các lỗi của dế yêu một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn chính vì lẽ đó nên các dế yêu đã lọt vào trong tay các tên ăn trộm linh kiện một cách tinh vi
Dế bị "luộc" ngay trước mắt, khách hàng cũng không biết
Theo anh Tuấn (chủ cửa hàng), “luộc dế” là khái niệm chỉ công nghệ "hô biến" đồ xịn của dế thành đồ rởm trong thời gian ngắn mà chủ nhân chiếc điện thoại không hay biết gì.
Trong một dịp các phóng viên nhà báo được trông coi cửa hàng điện thoại tại Cầu Giấy ( Hà Nội ), phóng viên này đã khai nhãn được các chiêu hô biến điện thoại cực kỳ ấn tượng, nhanh chóng đến không ngờ, việc này diễn ra một cách công khai và tinh vi đến mức khó ngờ, chỉ cần khách hàng lơ là một chút thôi là cục pin sẽ biến thành pin dỏm nhanh chóng, loa, mic... theo một thợ lành nghề cho biết chỉ cần 5 - 10 phút một chiếc điện thoại xịn có thể biến thành chiếc điện thoại rởm mà khách hàng không hề hay biết.
Việc thay thế linh kiện điện thoại khá đơn giản và nhanh chóng vì các linh kiện này khá giống nhau về hình dáng bên ngoài và đa số được nhập từ trung quốc với giá bèo, có thể mua theo số lượng với giá rất rẻ so với hàng xịn.
Dế sử dụng lâu năm thường có một số triệu chứng: bị kiệt pin, hỏng công tắc nguồn, men máy bị lỗi hoặc điện thoại bị rơi xuống nước không lên nguồn, bị rơi vỡ màn hình, hoặc thay một số linh kiện: loa, tai nghe… Và khi ấy, khách bắt buộc phải mang ra cửa hàng để sửa.
Trong một ngày làm việc tại cửa hàng, pv nhận thấy có đến 5, 6 khách hàng tới thay loa, mua phone mới. Hầu hết các loại phone này đều được cửa hàng bán sẵn với giá dao động từ 55.000 - 150.000 đồng.
Cũng theo anh Tuấn, có rất nhiều chiêu “luộc” dế của khách. Thường thì công cuộc “luôc” được thực hiện ngay trước mắt khách hàng đang ngồi chờ. Giữa hàng trăm thứ linh phụ kiện được bày bán và sửa chữa trước mặt, khách hàng hoàn toàn không phân biệt được cái nào là của mình, thợ cứ thế tự nhiên thay vào lắp ra như trò ảo thuật.
Có trường hợp gặp phải loại phone hiếm, các máy đời cũ không có linh kiện để thay, khách hàng phải chờ trong 20 - 40 phút để nhân viên đi tìm đồ thích hợp. Trong những trường hợp thế này, giá cả lại cao thêm một chút vì “hàng hiếm và anh phải đi rất xa để lấy”.
Với những khách hàng kĩ tính hơn, họ được yêu cầu tận mắt xem quy trình sửa chữa, lúc này người thợ sẽ có cách khác, kể ra một lô các bệnh của điện thoại và hẹn khách quay lại lấy khi khác, hoặc phải đi lấy linh kiện thay thế ở một nơi khách không biết.
"“Luộc" đồ là thủ pháp cực kì cẩn thận và tỉ mỉ, cũng phải nhìn khách hàng xem họ có phải “gà mờ” không vì không may “đụng” phải dân chơi IT am hiểu công nghệ, mình vừa mất uy tín lại còn có thể bị ăn mắng nữa”, anh Tuấn “bật mí”: “Luộc” có lãi nhất vẫn là màn hình cảm ứng của máy điện thoại di động vì màn hình có giá bằng 1/2 giá trị của máy. Chỉ cần khách đồng ý cầm phiếu hẹn, để điện thoại lại cửa hàng, việc thay màn hình dễ như trở bàn tay. Muốn màn hình mới hay cũ đều có, song phần lớn là hàng... made in Trung Quốc.
“Mỗi lần thay màn hình, mình cũng lãi khá nhiều. Nhưng không phải lúc nào cũng “vớ” được món bở như thế, hầu hết bọn anh chỉ luộc loa, pin, men máy và phone của khách thôi vì khách hàng bây giờ họ cũng rất cẩn thận”, anh Tuấn thừa nhận.
“Ngậm bồ hòn” đổi điện thoại khi dế bị “luộc” đồ
Các cửa hàng điện thoại thường đi kèm với việc mua bán các điện thoại cũ và mới, bán được một con thường chỉ lãi 100.000đ đến 200.000đ nhưng hô biến một chiếc đt cũ thường thành điện thoại cũ xịn thì lãi sẽ tăng lên gấp đôi, cửa hàng thừa nhận mặc dù kinh doanh ế ẩm nhưng cửa hàng vẫn lãi
Một thời gian sau khi mang máy đi sửa pin, điện thoại của An (sinh viên năm 3 đại học sư phạm ) bỗng có thêm nhiều triệu chứng lạ. “Trước đây, pin còn dùng được hơn một ngày, sau khi mang máy sửa về thì dùng được hai ngày, mình cũng thấy yên tâm nhưng giờ chỉ dùng được mấy tiếng đã hết pin, loa lại còn bị rè, thỉnh thoảng máy không bắt được sóng nữa, nản toàn tập, chắc mình phải thay điện thoại thôi vì có đi sửa nữa cũng chỉ tốn tiền mà có khi còn tồi tệ hơn”.
Nên các bạn khi đi thay hay sửa điện thoại các bạn nên cẩn thận, nên mang máy đến các cửa hàng uy tín, các trung tâm bảo hành, tuy rằng hơi lâu nhưng lại đảm bảo và an tâm hơn, các linh kiện điện thoại bên trong máy hầu hết khách hàng không thể quản lý được nên các bạn suy nghĩ và cẩn thận nhé.
Lượt Xem: 5162
Gửi Bình Luận
Sản Phẩm
Công ty chuyên cung cấp vps giá rẻ. Các tin tức công nghệ mới nhất.