Lenovo Từ Một Tên Giữ Cửa Đã Biến Thành Gã Khổng Lồ
Lenovo thành lập có một điểm xuất phát khá khiêm tốn, với vốn đầu tư ban đầu là 25.000 USD vào thời điểm 1984, cuộc họp đầu tiên của công ty được diễn ra trong một lán bảo vệ. Những sản phẩm của hãng này khá thành công trong nước nhưng lại thất bại ở thị trường nước ngoài. Sau đó hãng đã quyết định mua lại mảng PC của IBM.
[caption id="attachment_10281" align="aligncenter" width="300"] CEO Yang Yuanqing, người thổi hồn vào những thay đổi của Lenovo[/caption]
Sự thay đổi quá lớn của hãng này cũng gây nhiều rắc rối như phong tục tập quán của người Trung Quốc áp dụng cho các thành viên của IBM như tập thể dục bắt buộc vào giờ nghỉ, khiển trách công khai những ai đi trễ trong các cuộc họp. Hai giám đốc của hãng đã thất bại trong việc cố gắng thay đổi tình hình. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 hãng này đã mất đi một khoản tiền khá lớn.
Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng hãng này đã gặt hái được rất nhiều thành công sau đó, làm cho nhiều hãng khác không khỏi ngạc nhiên. Trong quý 3 năm 2012 công ty tư vấn Gartnet đã công bố hãng Lenovo là một trong các hãng phân phối máy tính cá nhân lớn nhất thế giới ngay cả trong quý 4 HP đã chiếm được vị trí hàng đầu nhưng xu hướng vẫn không thay đổi. Về mặt điện thoại hãng luôn sẵn hàng vượt qua Samsung đối với thị trường trong nước. Tại các cuộc triển lãm về điện tử tiêu dùng quốc tế tổ chức tại Las Vegas hãng đã tạo được rất nhiều ấn tượng với các sản phẩm công nghệ của mình.
Sự hồi phục nhanh chóng của hãng này làm nổi lên các thắc mắc và nhiều câu hỏi đã được đặt ra. Làm cách nào mà công ty đã hồi phục sau cuộc khủng hoảng? tốc độ phát triển này có được duy trì mãi mãi không? đây có phải là thương hiệu đẳng cấp quốc tế đầu tiên của Trung Quốc hay không?
[caption id="attachment_10280" align="aligncenter" width="300"] Smart TV mới của Lenovo. Ảnh: Internet[/caption]
Lenovo sau cũ ngã đau vào năm 2008 sau một thời gian ngắn hãng hầu như đã lấy lại hết những gì mình đã mất nhờ vào chiến dịch "Bảo vệ và tấn công". Sau khi ông Yang Yuanqing tiếp quản công ty Lenovo vào năm 2009 ông đã thay đổi cơ cấu hoạt động của hãng ngay lập tức, bằng cách cắt giảm 1/10 lực lượng lao động tiếp theo ông thực hiện các hoạt động để bảo vệ hai nhánh đã đem lại lợi nhuận khổng lồ, chiếm được quyền kinh doanh với các đối tác tập đoàn lớn và thị trường trong nước. Song song đó hãng này tấn công vào thị trường nước ngoài bằng các sản phẩm mới mang tính đột phá.
Khi quyết định mua lại hãng IBM danh tiếng này đã có khá nhiều lời đồn đoán xoay quanh vấn đề này, nhiều người cho rằng thương hiệu Trung Quốc chưa có tên tuổi này sẽ nhấn chìm thương hiệu của hãng PC nổi tiếng này. Nhưng thực tế lại khác, từ khi ký hợp đồng thỏa thuận các đơn hàng ký gửi đã tăng lên gấp đôi với khoản lợi nhuận ước tính khoảng 5%.
Lợi nhuận của hãng chủ yếu là trong nước (chiếm 45%). Amar Babu, một nhà điều hành của hãng ở Ấn Độ cho biết, ông xem chiến lược của hãng ở Trung Quốc làm bài học cho các thị trường mới nổi. Mục đích để xây dựng được mạng lưới rộng khắp nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách và quảng bá thương hiệu. Cứ mỗi 50Km sẽ có một cửa hàng. Công ty đã tạo được mối quan hệ chặt chẽ với các địa lý và cửa hàng phân phối của mình, những người được cấp độc quyền về lãnh thổ...
Chinh phục Ấn Độ
Ông Badu đã sao chép các chính sách của hãng ở Trung Quốc với một số điều chỉnh cho phù hợp. Ở nước chủ nhà, hãng có chính sách độc quyền hai chiều trong từng khu vực lãnh thổ, chỉ bán sản phẩm trong khu vực đó cho đại lý và đại lý đó chỉ được quyền bán các sản phẩm của Lenovo mà thôi. Nhưng ở Ấn Độ hãng này tên tuổi vẫn chưa có nên việc này gây khá nhiều khó khăn trong việc phát triển độc quyền, nên ông đã áp dụng chính sách độc quyền một chiều, nghĩa là vẫn cho đại lý bán các sản phẩm của đối thủ.
Bằng phương pháp trên hãng đã nuôi dưỡng được các đại lý trung thành nhất, luôn cung cấp đầy đủ các thông tin phản hồi về sản phẩm như mẫu mã, chất lượng, tính năng, giúp cho hãng có thể kịp thời tăng tốc và sửa đổi các sản phẩm phù với với người tiêu dùng sớm và chính xác hơn. Sự thất bại của các sản phẩm đầu tay sẽ là bước đệm cho các sản phẩm hút khách khác về sau.
Sau khi mua lại được hãng máy tính nổi tiếng IBM và thành công ở thị trường Trung Quốc hãng đã dành rất nhiều tâm huyết cho thị trường nước ngoài. Hãng đã chi một số tiền khổng lồ để quảng bá thương hiệu máy tính trên toàn cầu, mạnh nhất là các nước đang phát triển. Đến tháng 3/2012 chi phí này đã lên tới 248 triệu USD.
Việc mua lại công ty cũng đem đến cho công ty rất nhiều lợi ích. Trong năm 2011, Lenovo đã mua lại Medion, một công ty điện tử châu Âu với giá 738 triệu USD. Động tác này đã làm tăng gấp đôi thị phần của công ty tại thị trường máy tính Đức. Cùng năm đó, công ty đã dành 450 triệu USD để tham gia dự án với NEC và trở thành công ty máy tính lớn nhất tại Nhật Bản. Năm 2012, công ty đã chi 148 triệu USD để mua lại CCE, công ty máy tính lớn nhất tại Brazil và mở nhà máy tại các thị trường này, bao gồm cả Mỹ.
Để tập trung vào mảng máy tính để bàn, hãng đã bán lĩnh vực điện thoại thông minh với giá 100 triệu USD và 1 năm sau đó hãng đã mua lại với giá gấp đôi vì ông Yang tin rằng các sản phẩm công nghệ có tính chất hội tụ với nhau, có liên quan mật thiết. Kiến thức ở lĩnh vực này sẽ sản sinh ra các lĩnh vực khác.
Và sự lựa chọn này có vẻ đúng đắn khi doanh số bán hàng về các sản phẩm điện thoại thông minh đã có con số đầy ấn tượng. Hiện tại hãng đã có mặt tại rất nhiều thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam. Nhìn chung về tốc độ phát triển thì nghành điện thoại có tốc độ phát triển nhanh hơn tất cả các lĩnh vực khác, Lenovo đã chiếm thị phần máy tính với hai con số tại hơn 10 quốc gia và hiện tại là 34 quốc gia. Sản phẩm của hãng khá phổ biến nên về mặt linh kiện như: màn hình lenovo, cảm ứng lenovo... giá thành cũng khá thấp nên việc hư hỏng cũng không đáng lo ngại.
[caption id="attachment_10279" align="aligncenter" width="300"] Sản phẩm K900 đình đám của Lenovo khi ra mắt tại Mỹ. Trong thời gian tới, Trung tâm Kinh doanh sản phẩm điện tử FPT (FCE, thuộc FPT Trading) sẽ phân phối siêu phẩm này tại Việt Nam[/caption]
Nhưng cũng có một vấn đề nhỏ với chiến lược Bảo vệ và Tấn công. Tấn công là phần không đem lại lợi nhuận cho công ty. Tại hầu hết các thị trường bên ngoài Trung Quốc, mảng bán lẻ điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính cá nhân (trái ngược với doanh số bán hàng sản phẩm Thinkpad dành cho các doanh nghiệp) đều đã khiến cho công ty bị mất tiền.
“Lợi nhuận là mục tiêu dài hạn”, ông Yang nói, “nhưng nó giúp có được một cơ sở doanh thu lớn”. Ông quyết tâm vẫn sẽ tiếp tục đầu tư, cho đến khi công ty đạt 10% cho mỗi mục tiêu thị trường. Ông nhấn mạnh, chỉ với quy mô như vậy mới có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận lâu dài. Wong Wai Ming, Giám đốc tài chính của công ty, tin tưởng Lenovo sẽ tăng gấp đôi mức lợi nhuận trước thuế so với 2% hiện tại.
Một cuộc chơi lâu dài
Trong năm 2009, ông Yang đã thuyết phục hội đồng quản trị cho mình 4 năm để chứng minh hiệu quả. Nếu được phép đầu tư, ông hứa sẽ biến 226 triệu USD thua lỗ mỗi năm thành lợi nhuận. Và thực tế là công ty đã công bố con số 164 triệu USD lợi nhuận vào cuối quý đó. Ông Yang hứa sẽ tăng doanh thu hàng năm lên 15 tỷ USD, sau đó là 20 tỷ USD; và doanh thu của họ hiện là 30 tỷ USD. Ông cũng cho biết, tập đoàn sẽ nâng thị phần toàn cầu của Lenovo từ 7% lên hai con số, hiện tại là gần 16%.
Hãng Lenovo này nhắm vào thị trường tầm trung để thích nghi được với hầu hết các túi tiền của khách hàng, không chỉ sản xuất hàng rẻ tiền hãng còn đầu tư xây dựng thương hiệu và các dòng cao cấp khác điển hình như dòng Yoga, đây là một máy tính xách tay và có thể dễ dàng biến thành một tablet dễ dàng và nhanh chóng.
Vào ngày 1/6 hãng đã đặt ra một kế hoạch mới. Lenovo Business Group sẽ làm nhiệm vụ phục vụ cho những khách hàng tầm trung giúp cho người tiêu dùng có thể tiết kiệm được chi phí song song với nhóm này là Think Business Group hướng về các dòng cao cấp với mong muốn thương hiệu này sẽ cạnh tranh với Apple trong tương lai. Hãng cũng đã lên kế hoạch để thu hút được sản phẩm như Apple.
Văn hóa Công ty Lenovo có sự khác biệt lớn với các công ty Trung Quốc khác. Từ một nhóm chuyên gia làm cố vấn cho nhà nước, với sự góp vốn ban đầu của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, công ty có sở hữu cổ phần gián tiếp của Nhà nước. Tuy nhiên, Lenovo được điều hành như một công ty tư nhân, với sự can thiệp rất ít hoặc gần như không có của nhà nước
Tuy đây là công ty Trung Quốc nhưng ngôn ngữ chính lại là tiếng Anh về hầu hết các lãnh đạo cấp cao đều là người nước ngoài. Khi có những cuộc họp lớn liên quan đến vấn đề tài chính đều được tổ chức ở một trong các điểm. Tại Bắc Kinh và tại Morrisville, bang North Carolina (Mỹ, nơi đặt nhà máy sản xuất PC của IBM) và một nơi nữa là trung tâm nghiên cứu đặt ở Nhật Bản.
Ông Yang, người nói được rất ít tiếng Anh tại thời điểm thỏa thuận với IBM, đã chuyển cả gia đình tới California để hòa mình vào phong cách Mỹ. Người nước ngoài tại các công ty Trung Quốc như “cá ra khỏi nước”, còn tại Lenovo, mọi thứ như thuộc về họ. Một nhân viên quản lý người Mỹ đã ca ngợi ông Yang về sự thấm nhuần “văn hóa hiệu suất” từ dưới lên thay vì văn hóa tại các công ty Trung Quốc truyền thống “chờ đợi những điều Hoàng đế muốn”.
Với Slogan “Lenovo; for those who do” (tạm dịch: Lenovo; dành cho những ai dám hành động), công ty đã tài trợ cho Thế vận hội Olympic Bắc Kinh, là đối tác chính thức của Liên đoàn Bóng đá Mỹ. Tuy nhiên, David Roman, cựu giám đốc điều hành HP và Apple, hiện là Giám đốc tiếp thị của Lenovo, vẫn thừa nhận rằng: “Chưa một công ty Trung Quốc thành danh nào, kể cả Lenovo, có được một thương hiệu toàn cầu.”
Tuy nhiên, công ty vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Vấn đề lớn nhất của nó là quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Các nhà đầu tư toàn cầu hơn bao giờ hết, không thể chấp nhận được khoản lợi nhuận ít ỏi thu được. Với sự dám nghĩ dám làm của những người trẻ, hy vọng mọi việc sẽ tiến triển tốt đẹp.
Lenovo đã sử dụng Trung Quốc, thị trường siêu cạnh tranh, là nơi thử nghiệm cho các sản phẩm và chiến lược sẽ được tung ra trên toàn cầu. Đó vừa là một điểm mạnh, vừa là một điểm yếu. Để củng cố thị phần của mình ở các nơi khác, công ty không thể chỉ đơn thuần là sao chép những gì đã đạt được ở Trung Quốc.
Nhưng ông Yang không đồng ý với nhận định này, khi thị trường PC vẫn chiếm 85% doanh thu của Lenovo, và ông tin thị trường vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Ông cũng tiết lộ về “PC+” đang được thử nghiệm ở Trung Quốc có khả kết nối với điện thoại di động, máy tính bảng, smart TV và sẽ tác động cục bộ lẫn nhau dựa trên điện toán đám mây.
Với mong muốn trở thành một thương hiệu đẳng cấp của thế giới đầu tiên của Trung Quốc thì hãng phải tạo ra được những sản phẩm làm cho người dùng đam mê. Ông Yang cho biết ước muốn của mình: “Ước mơ của tôi là đến một ngày Trung Quốc không chỉ được biết đến như một công xưởng của thế giới mà sẽ là trung tâm toàn cầu của sự đổi mới”.
Trong khoảng thời gian không thuận lợi, vấn đề này càng trở nên khó khăn hơn. Nhiều người đã nói Lenovo leo đến đỉnh núi ngay khi nó sắp lụi tàn. Doanh thu cho máy tính PC ngày càng thu hẹp bởi sự lỗi thời so với các thiết bị khác.
Bên cạnh đó, Lenovo còn có một vũ khí bí mật, đó chính là việc tổ chức sản xuất nội bộ. Tại sao phải thuê một công ty như Foxconn trong khi bạn đã trả lương cho người Trung Quốc? Ông Yang tin rằng, sự thành thạo của các công nhân Trung Quốc sẽ là một lợi thế lớn cho việc phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, Lenovo cần khai thác lợi thế này hơn nữa nếu muốn cạnh tranh được với sức mạnh công nghệ như Samsung, hay xây dựng một thương hiệu toàn cầu như Apple.
Lượt Xem: 1322
Gửi Bình Luận
Sản Phẩm
Công ty chuyên cung cấp vps giá rẻ. Các tin tức công nghệ mới nhất.